Loài Vi rút Decapod iridescent virus 1 (DIV1) gây bệnh cho tôm nuôi:
* Tác nhân gây bệnh:
- Decapod iridescent virus 1 (DIV1) là loài vi rút thành viên mới trong họ Iridoviridae, phân họ Betairidovirinae, chi Decapodiridovirus.
* Phân bố địa lý:
- Theo Mạng lưới Trung tâm nuôi trồng thủy sản Châu Á - Thái Bình Dương (NACA), năm 2014 bệnh do DIV1 mới chỉ xuất hiện tại Trung Quốc trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở một số tỉnh. Năm 2018, vi rút được tìm thấy trong các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh và đến tháng 02 năm 2020 bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.
- Tôm sú (P. monodon) hoang dã ngoài tự nhiên vùng biển Ấn Độ Dương cũng dương tính với vi rút này.
- Trong thực tế, phân bố của vi rút DIV1 trên thế giới có thể rộng hơn nhiều do chưa được điều tra cụ thể.
- Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết giun nhiều tơ (sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm hoang dã) cũng bị nhiễm virus DIV1 và là nguồn bệnh có khả năng làm lây truyền virus gây bệnh trên tôm.
- Ở Việt Nam, hiện nay chưa có thông tin về bệnh do DIV1 xuất hiện ở tôm nuôi hay các loài giáp xác ngoài tự nhiên.
* Loài cảm nhiễm:
- Vi rút DIV1 lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt, bao gồm: tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm hùm đất hay tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii), tôm càng sông hay tôm chà (Macrobrachium nipponense) và tôm gai (Exopalaemon canrinicauda).
- Loài cua cà ra (Eriocheir sinensis) và cua bờ sọc hay cua bờ (Pachygrapsus crassipes) cũng được ghi nhận bị nhiễm vi rút DIV1 qua thực nghiệm (tiêm vi rút vào cơ) nhưng chưa được xác nhận là loài cảm nhiễm với vi rút.
* Dấu hiệu lâm sàng:
- Đối với tôm thẻ chân trắng bị nhiễm DIV1 dấu hiệu cho thấy ở cơ thể có màu hơi đỏ, gan tụy teo và nhạt màu, dạ dày và ruột rỗng.
- Tôm bị bệnh có biểu hiện lờ đờ, mất khả năng bơi, ở giai đoạn cuối thường chìm xuống đáy và chết.
- Tôm chết hàng ngày, tỉ lệ chết lũy kế trong ao có thể lên tới 80%; thời gian gây chết 50% ao trong thực nghiệm là 8,11±0,81 ngày, gấp hai lần so với vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV).
- Tôm ít bị nhiễm bệnh vào mùa hè, mùa thu, nhất là khi nhiệt độ trên 300C.
- Còn trên tôm càng xanh khi bị nhiễm bệnh sẽ có các dấu hiệu điển hình là có một một vùng đặc trưng hình tam giác màu trắng (là mô của cơ quan tạo máu) bên trong phần giáp đầu ngực (dưới chủy đầu) nên gọi là bệnh “đầu trắng”
* Phòng bệnh:
- Bệnh do DIV1 ở tôm nuôi đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và bệnh chưa được Tổ chức Thú y thế giới bổ sung vào Danh mục bệnh bắt buộc phải khai báo của OIE.
- Các tổ chức, cá nhân chủ động phòng chống, ngăn chặn bệnh do DIV1 xâm nhập vào nước ta trước tiên cần thực hiện tốt các biện pháp tổng hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2016.
* Chẩn đoán bệnh:
- Dựa trên hình thái và triệu chứng tôm bị nhiễm bệnh đối với tôm thẻ chân trắng cho thấy: tôm bị bệnh không có triệu chứng, bệnh tích điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên việc chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính hỗ trợ định hướng trong quá trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh. Đối với tôm càng xanh (M. rosenbergii): Tôm bị bệnh thường có dấu hiệu điển hình là mô cơ quan tạo máu có màu trắng bên trong phần giáp đầu ngực (dưới chủy đầu) nên còn được gọi là bệnh “đầu trắng”. Do vậy, có thể sử dụng tôm càng xanh như một loài chỉ thị trong trường hợp nghi ngờ có bệnh do DIV1 xuất hiện.
- Để chẩn đoán chính xác virus DIV1 cần sử dụng phương pháp sinh học phân tử với 2 phương pháp: Nested PCR và Real-time PCR.
A
B
C
Hình 1. A) P.vannamei khỏe mạnh (bên trái) và tôm bị bệnh do DIV1 (bên phải) nhạt màu, ruột rỗng (Qiu, 2017). B) Gan tụy tôm P. vannamei, nhiễm DIV1 bị nhạt màu (Qiu, 2017). C)...
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10: Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử
Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày 20/10 hằng năm. Hôm nay là 22/10/2024, tuy hơi trễ nhưng chúc mừng 93 năm ngày Phụ Nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024).
Năm 2024 kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cũng là ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Đây là một ngày lễ đặc biệt nhằm tôn vinh chị em phụ nữ Việt, chắc chắn phải kể đến ngày 20/10. Đây cũng là ngày dành tặng những điều tốt đẹp cho người phụ nữ mình yêu thương. Vậy mọi người có biết sao ngày 20/10 lại được chọn là ngày phụ nữ Việt Nam không?
Nguồn gốc ngày Phụ nữ Việt Nam:
Từ năm 1927 nhiều tổ chức quần chúng nữ đã bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia. Các chị em đã dần khẳng định vai trò và vị trí của mình trong xã hội như: các nhóm tuyên truyền, các tổ học nghề, các cuộc đấu tranh với hàng ngàn chị em phụ nữ tham gia,...
Vai trò quan trọng của chị em phụ nữ đã được khẳng định trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng “Nam nữ bình quyền” vào ngày 3/2/1930. Bởi lúc này Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) và Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam". Năm nay ngày 20/10/2024 sẽ rơi vào ngày Chủ nhật.
Ngày 20 tháng 10 không phải là ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm.
Ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam
Ngày 20/10/2024kỉ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam. Ngày 20/10 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Ngày này cũng là ngày khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ có quyền cầm lá phiếu bầu cử và tham gia các công tác chính trị, xã hội.
Khẳng định vai trò, vị trí cũng như tầm quan trọng của người Phụ nữ Việt dù là thời chiến hay thời bình thì họ vẫn là người phụ nữ Việt Nam yêu nước có trí tuệ, sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.
Ngày 20/10 là dịp để diễn ra những buổi lễ, họp mặt nhằm vinh danh nữ giới trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt đây cũng là dịp để đấng mày râu thể hiện tình cảm, gửi gắm yêu thương, những món quà ý nghĩa đến những người phụ nữ của mình đó có thể là Mẹ, là vợ hay con gái… và đó cũng là dịp họ nhận ra rằng nên trân quý những người phụ nữ xung quanh mình bởi họ luôn là “một nửa thế giới”.
Quà tặng thiết thực nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10:
Để thể hiện tình cảm với người phụ nữ quan trọng trong đời như mẹ, vợ, người yêu, em gái,... Việc chọn một món quà tặng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 đầy đủ ý nghĩa đẻ tặng không thể không thể đau đầu. Bạn có thể tham khảo các món quà sau như Nước hoa là sản phẩm yêu thích của hội chị em, nên món quà này vô cùng thiết thực, sữa tắm - món vật dụng không thể thiếu, ngoài ra các món quà khác như quần, áo, túi xách,...
Liên kết chuỗi để tăng tính cạnh tranh :
Ông Phạm Đức Duy nhận định, tham gia CPTPP và EVFTA, Việt Nam đang bước vào một cuộc chơi có nhiều thách thức. Ông chỉ ra 4 vấn đề lớn trong năng lực cạnh tranh mà Việt Nam luôn gặp phải bao gồm: kiểm soát nguyên liệu đầu vào, kiểm soát các công đoạn sản xuất, kiểm soát theo tiêu chuẩn quốc tế và giá thành còn cao.
Theo ông để tăng sức cạnh tranh Việt Nam cần phải khắc phục 4 yếu tố này. Ở góc độ quản lý nhà nước, để doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế và đồng thời đứng vững sân nhà, chính phủ cần phải cởi trói trong thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, giải phóng sản phẩm kịp thời để chớp lấy thời cơ phát triển.
Về vấn đề hình thành liên minh sản xuất trong nông nghiệp giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh thế nào. Từ góc độ doanh nghiệp, ông Cẩn cho biết, đoàn kết là sức mạnh. Các doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm, và linh hoạt trong hoạt động sản xuất để giảm giá thành và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Đồng tình quan điểm ông Chinh nhận định, đây là xu hướng tất yếu, các doanh nghiệp cần dựa trên lợi thế và nhận định điểm yếu để liên kết và khép kín chuỗi giá trị. Trong nông nghiệp và chăn nuôi có nhiều mô hình đã thực hiện, hình thành chuỗi như Thadi và Hoàng Anh Gia Lai để tận dụng thế mạnh, khắc phục điểm yếu.
Các chuyên cho rằng, bài học thực tế khi xuất khẩu thịt gà vào thị trường Nhật Bản cho thấy lợi ích của việc liên kết, khi hàng năm có thể xuất khẩu trên 30 triệu USD. Mỗi đơn vị chuyên môn khác nhau có thể hợp tác để tận dụng lợi thế hay nói cách khác là mượn đôi vai của người khổng lồ để thành công.
Nhiều cơ hội cho ngành :
Theo ông Cẩn, khi hội nhập vào các thị trường quốc tế có cả thách thức và cơ hội. Nếu doanh nghiệp muốn đi từ nền tảng bền vững, cần đảm bảo 3 yếu tố quan trọng là: an toàn, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ.
Song quay lại thị trường nước hiện nay, không nhiều doanh nghiệp chế biến chăn nuôi làm được những điều này. Trong khi đó, người tiêu dùng còn thiếu thông tin, thiếu kiến thức chung. "Còn một số người chưa hiểu được thế nào là an toàn thực phẩm dẫn đến những làn sóng thông tin không hay cho sản phẩm của doanh nghiệp", ông Cẩn nói.
Lợi thế của doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đến từ nguồn lao động dồi dào, đa dạng sản phẩm chăn nuôi. Khi cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trên sân nhà, ông Cẩn tin rằng khối nội vẫn có những điểm mạnh rõ rệt.
Ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Tống Xuân Chinh cho biết Việt Nam đã ký 14 hiệp định thương mại. Đây là bước đệm tốt cho sự phát triển chung của ngành chăn nuôi. "Doanh nghiệp lúc này đã tiếp cận với một thị trường lớn hơn, người tiêu dùng thông minh hơn, nguồn nguyên vật liệu và máy móc kỹ thuật từ những nước này cũng tiến bộ khác xa so với Việt Nam", ông Chinh nói.
Việc liên kết sản xuất theo chuỗi, khép kín với những doanh lớn đang tạo ra hiệu quả rõ rệt. Cùng với đó, công nghệ là yếu tố quan trọng để đưa sản phẩm chăn nuôi đến người tiêu dùng châu Âu, Mỹ.
Hoạt động giết mổ chuyển biến tích cực :
Ông Nguyễn Đức Tùng nhận định, tình trạng giết mổ tràn lan đang khiến hoạt động kiểm dịch thú y và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gặp khó khăn. Tuy nhiên ông Phạm Văn Duy nhận định, hoạt động giết mổ đang có sự chuyển dịch tích cưc. Tính đến tháng 9/2020, cả nước có 22.850 cơ sở giết mổ, trong đó 70% là đơn vị nhỏ lẻ.
Từ 2016 đến nay, Việt Nam có thêm 9 nhà máy, với mức đầu tư 9.000 tỷ. Điều này cho thấy lĩnh vực đang có chuyển biến tích cực. Hiện Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển để quy hoạch hoạt động chăn nuôi và giết mổ tầm nhìn đến năm 2025. Đây là cơ sở để hoạt động giết mổ trở nên quy củ hơn.
Doanh nghiệp lớn đều có trung tâm nghiên cứu :
"Ngành...
Trong quá trình chăn nuôi, việc người nông dân sử dụng thuốc tự phát, không theo chỉ định của bác sỹ thú y làm giảm hiệu quả của thuốc lên vật nuôi, gây mất an toàn thực phẩm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Sử dụng không đúng liều lượng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi sẽ dẫn đến khả năng tồn dư hóa chất trong thực phẩm. Lượng tồn dư này khó loại bỏ trong quá trình chế biến, bảo quản, nếu tích tụ sau một thời gian sử dụng có thể gây ra những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, chức năng sinh sản, giới tính, gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, làm biến dạng triệu chứng bệnh lý, gây dị ứng, nhiễm độc gan, thận, thần kinh thính giác, xương... thậm chí gây ung thư và các bệnh nan y khác.
Sử dụng hợp lý, không quá lạm dụng
Thực tế cho thấy, có nhiều hộ chăn nuôi khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh dịch trên động vật thường có xu hướng tự ý sử dụng các loại thuốc hoàn toàn theo kinh nghiệm truyền miệng, không theo khoa học. Có hộ dùng với liều lượng gấp hai, gấp ba lần so với liều được khuyến cáo, trong khi họ không hiểu biết hoặc hiểu rất ít về loại thuốc mình sử dụng. Nhiều trường hợp lại lạm dụng thuốc, gây ra những hậu quả đáng lường.
Sử dụng thuốc hợp lý theo đúng chỉ định của bác sỹ thú y hoặc các sơ sở thú y uy tín là một việc làm cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình chữa bệnh cho vật nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Dùng đúng thuốc và đúng liều lượng
Để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho vật nuôi, người nông dân cần sử dụng một số chế phẩm sinh học để nâng cao sức đề kháng, gia tăng sự chuyển hóa, hấp thu thức ăn của vật nuôi. Bổ sung Vitamin C, Vitamin tổng hợp định kìỳcũng là biện pháp nhằm tăng sức đề kháng.
Khi vật nuôi bị bệnh, cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian, theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của chuyên gia, bác sỹ thú y là cách tốt nhất để vật nuôi nhanh chóng khỏi bệnh.
Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi cần lưu ý hạn chế việc dùng đi dùng lại một loại kháng sinh và không nên sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi, vì dễ làm cho vi khuẩn nhờn thuốc. Chỉ dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh các bệnh do vi khuẩn, sau khi đã xác định rõ mầm bệnh.
Trong quá trình điều trị, theo dõi tình trạng sức khỏe và hoạt động của vật nuôi để phát hiện ra những điểm bất thường, tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn của thuốc (nếu có dấu hiệu cần báo ngay cho các cơ sở thú y và làm theo hướng dẫn)
Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi là điều không thể thiếu, nhưng làm thế nào để sử dụng chúng một cách tốt và hiệu quả nhất thì lại là điều không hề dễ dàng. Và thay đổi nhận thức về cách sử dụng các loại thuốc trong chăn nuôi chắc chắn mang lại cho nhà nông những lợi ích vô cùng to lớn.