Thủy Sản Trung Nhàn

Giá cá lóc, mít thái tăng vọt

Thứ Tư, 11/09/2024
Lê Văn Trung
Giá cá lóc, mít thái tăng vọt

Huyện Hồng Ngự là địa phương tập trung diện tích nuôi cá lóc lớn nhất tỉnh Đồng Tháp, với 105 ha. Ông Nguyễn Tiến Phương, người nuôi cá lóc ở xã Phú Thuận B cho biết giá cá lóc cân xô khoảng 43.000 đồng một kg, riêng cá đẹp loại một thương lái đang tìm mua với giá lên đến 47.000-48.000 đồng một kg. Đây là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua và cao hơn cùng kỳ 10.000-15.000 đồng một kg. Ngành thủy sản miền tây đang gặp khó khăn trong mùa dịch covid khi đến thời gian thu hoạch.

 

 

Theo ông Nguyễn Hoàng Nhung, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hồng Ngự, giá cá lóc tăng do nhu cầu tăng cao trong khi sản lượng cá trong dân còn không nhiều. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều khu vực áp dụng giãn cách xã hội, cá lóc được ưu tiên lựa chọn vì dễ bảo quản, chế biến và vận chuyển đi xa.

Tuy nhiên, giá tăng nhưng các hộ nông dân cho biết không lãi nhiều hơn trước. Theo tính toán của ông Nguyễn Tiến Phương, giá thức ăn cho cá đã tăng 100.000 đồng một bao (loại 25 kg) từ đầu vụ, kéo theo giá thành cũng tăng lên 35.000-37.000 đồng một kg.

Trung bình một ao cá diện tích 100 m2, nuôi 6 tháng khi thu hoạch được khoảng 10 tấn, với giá bán hiện tại lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng. "Với giá cả bây giờ, người nuôi có lãi nhưng không hơn nhiều so với lúc trước, bởi các loại chi phí, thức ăn đầu vào cũng tăng", ông Phương chia sẻ.

Tương tự cá lóc, mít thái đang được thu mua ở mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay. Một kg mít loại một giá 33.000 đồng, loại 2 giá 23.000 đồng và 14.000 đồng cho mít loại 3. Tuy nhiên, hiện nhiều nông dân không có mít để bán vì đã hết vụ.

 

 

Ông Ngô Văn Sáu, chủ vựa mít ở huyện Tháp Mười cho biết, giá tăng do trái vụ, từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. Trong khi giá mít chính vụ từ tháng 10 đến tháng Giêng năm sau giá khá thấp, có thời điểm chỉ 500 đồng một kg.

Hiện mỗi ngày vựa mít chỉ mua được vài trăm kg đến một tấn trong khi mít chính vụ mua đến 15 tấn. "Mít khan hiếm trong khi thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mua nên giá cao", ông Sáu cho hay.

Diện tích mít thái tại Đồng Tháp đang tăng khi năm 2020 có khoảng 2.600 ha trồng mít, tăng gấp đôi so với năm 2019. Trong khi đó, tổng diện tích mít ở các tỉnh phía Nam trong giai đoạn nuôi trái và thu hoạch khoảng 39.000 ha, vượt qua diện tích nhiều loại cây ăn trái chủ lực như sầu riêng (36.100 ha), thanh long (25.300 ha), chôm chôm (19.500 ha), nhãn (30.200 ha)...

Viết bình luận của bạn
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ